Mè (vừng) đen khi nhắc đến tên là mọi người đều biết đến loại thực phẩm dinh dưỡng này, một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Trong mè (vừng) đen có nhiều dưỡng chất, vitamin rất có lợi cho sức khỏe chúng ta và giúp chữa được nhiều bệnh. Dầu mè là thành phẩm của mè đen đã trải qua quá trình chế biến phức tạp với nhiều công đoạn. Và hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dầu mè (vừng) đen nguyên chất tại nhà nhé. Thật ra nó cũng không quá phức tạp lắm trong công đoạn chế biến. Chúng ta bắt đầu ngay thôi nào.
- Hạt mè (vừng) đen (nên chọn loại to, hạt đều và ít bị lép, mốc)
- Vải lọc
- Máy xay
- Chai thủy tinh
- Nồi hấp
- Nếu các bạn muốn đầu tư hơn để thu được nhiều dầu mè (vừng) đen thì có thể mua máy ép chuyên dụng.
Hướng dẫn thực hiện
Khi đã có đủ các nguyên liệu cần thiết, ta bắt tay vào công đoạn để chế làm dầu mè (vừng) như sau:
Bước 1: Hạt mè (vừng) đem phơi khô khoảng 2-3 nắng, trong quá trình phơi nắng và sàng lọc ta loại bỏ các hạt lép, mốc và bị hư hại.
Bước 2: Ta cho hạt vào máy xay để xay ra thành bột, sau đó cho số bột trên vào nồi hấp để tiến hành hấp cách thủy. Tiếp theo ta lấy số bột ra cho vào túi vải lọc.
Bước 3: Đưa các túi vải lọc vào máy ép hoặc có thể dùng tay ép (hiệu quả không cao và tốn công hơn) thật mạnh cho dầu chảy ra.
Bước 4: Công đoạn này muốn thu được nhiều dầu thì phải dùng lực khá nhiều nên tôi nghĩ tốt nhất các bạn vẫn nên mua máy ép để làm sẽ đỡ vất vả hơn là làm bằng tay.
Bước 5: Dầu chảy ra ta đưa chai thủy tinh vào hứng chính là thành phẩm dầu mè (vừng) đen mà ta mong đợi.
Qua bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể các bạn cách làm dầu mè (vừng) đen tại nhà rồi đấy. Chúc các bạn thành công với sản phẩm mong muốn của mình.
Dầu mè tự làm tại nhà theo phương pháp thủ công không sử dụng bất kỳ hóa chất, chất bảo quản nào để giữ được lâu chính vì vậy cần phải biết cách bảo quản để tăng thời gian sử dụng hơn.
Dầu mè trong quá trình làm cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch, thành phẩm tạo ra mới sạch, để được lâu không lo bị mốc, bị hỏng. Và với việc đảm bảo trong quá trình làm sạch thì bảo quản sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nên bảo quản dầu mè trong chai, lọ sạch, đậy kín nắp tránh để nắp hở dẫn tới mùi thơm và nguồn dinh dưỡng hao hụt đi trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, nên sử dụng thìa sạch để lấy tránh lẫn tạp chất dẫn đến dầu mè bị mốc và không nên đổ quá nhiều thừa rồi lại đổ lại. Mà nên đổ ra bát nhỏ với lượng ước chừng đủ dùng, sau đó đậy kín nắp lại.
Nên bảo quản dầu mè nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, không nên việc dầu mè được chế biến nguyên chất với thời gian sử dụng được lâu mà bỏ bê quá trình bảo quản.