Máy ép dầu gia đình Tokai Ti688


Máy ép dầu gia đình Tokai Ti688 được bảo hành 3 năm động cơ của máy, tất cả các hư hỏng động cơ trong thời gian 3 năm do lỗi nhà sản xuất, chúng tôi sẽ sửa chữa hoặc thay thế miễn phí.

  • Động cơ giảm tốc hoạt động liên tục được 60 phút
  • Trục ép chính và ống ép bằng Inox siêu bền, luôn sáng sạch khi ép
  • Bộ phận gia nhiệt tự động, luôn giúp máy ép được tối ưu lượng dầu.
  • Máy Tokai được trang bị Rơle bảo vệ độ bền của động cơ
Máy ép dầu sạch Tokai có thiết kế thông minh, sử dụng dễ dàng, chất liệu hoàn toàn bằng Inox 304 cao cấp không bị gỉ sét trong quá trình sự dụng.

Khuyến mại cực lớn duy nhất trong tuần này cho Model Ti688 sx 2021 giá gốc 7,900,000 giảm chỉ còn 5,500,000 - gọi ngay 0963.156.882 để được tư vấn chi tiết.

Máy ép dầu sạch Tokai rất dễ sử dụng và ép rất nhanh, máy ép dầu Tokai chuyên dùng để ép các loại hạt chứa dầu như Đậu phộng (lạc), vừng (mè), đậu nành (đậu tương), dừa khô, hướng dương, Oliu, hạt óc chó, Sachi, hạt chia, hạnh nhân… để tạo ra những chai dầu nguyên chất, đảm bảo vệ sinh và an toàn tuyệt đối với sức khỏe.


Máy ép dầu ăn gia đình Tokai SA115, ép dầu lạc gia đình

Dầu lạc là một trong những loại dầu thực vật rất tốt cho sức khoẻ con người. Và đặc biệt, trong dầu lạc có chứa chất béo không bão hoà dạng đơn thể . Loại chất này rất tốt cho tim mạch, làm giảm các cholesterol trong máu ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ cao huyết áp, phòng chống ung thư… Vì vậy, dầu lạc ngày càng được nhiều người yêu thích và sử dụng.

Cách ép dầu lạc thủ công tại nhà
Cách ép dầu lạc thủ công tại nhà

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường được bày bán rất nhiều loại dầu lạc, và rất khó để bạn nhận biết được là dầu lạc có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không. Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia đình hiện nay. Chính vì vậy mà rất nhiều bà mẹ đang tìm cách để ép dầu lạc thủ công. Nếu bạn chưa biết cách làm dầu lạc thủ công, bạn xem qua bài viết dưới đây.

Cách ép dầu lạc thủ công đơn giản ngay tại nhà – các bước ép dầu lạc thủ công tại nhà:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– Chọn chuẩn bị lạc nhân, nên chọn hạt đẹp, to đều.
– Cứ khoảng 2,3 kg sẽ cho ra 1 lít dầu. Bạn căn cứ vào tỉ lệ này để ép số lượng lạc tương ứng với lượng dầu mà bạn mong muốn.

Bước 2: Xử lý nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước 1

– Bạn tiến hành bóc vỏ lạc để lấy hạt lạc.
– Tiếp đến các bạn đem hạt lạc rửa sạch bằng nước lạnh. Sau đó rửa qua nước ấm.


Bước 3: Ép dầu lạc lần 1

– Sau khi hạt lạc đã được rửa sạch, bạn rang sơ qua cho dầu chảy ra. Sau đó cho vào cối giã nát. Tiếp tục cho vào bao, đặt vào bộng để ép.
– Dùng búa giã càng thật nhiều lần, dầu sẽ chảy ra càng nhiều. Bạn giã cho đến khi dầu không chảy ra nữa thì thôi.

Bước 4: Ép dầu lạc lần 2

– Sau khi đã ép xong lần 1. Bạn tiếp tục cho xác lạc vào hấp cách thuỷ hoặc đun nóng, rồi sau
đó ép lại.

Bước 5: Lọc dầu lạc

– Bước lọc dầu này sẽ giúp cho dầu trong và sạch hơn, hơn nữa sẽ bảo quản được dầu lâu hơn. Bước này, bạn chỉ cần đem dầu ép được cho lọc qua vải.

Bước 6: Khử mùi hôi của dầu

Để khử được mùi hôi của dầu, bạn thực hiện theo cách sau. Bạn cho dầu vào đun với nước, và khuấy đều. Đun khoảng 15 phút tắt bếp, dầu lạc nhẹ hơn nên sẽ nổi lên trên, nước ở dưới.

Sau đó gạn lấy dầu, và tiếp tục cho vào đun lại, để nước còn sót lại bốc hơi hết.

Bước 7: Đóng chai để bảo quản

Sau khi để dầu nguội, bạn rót vào bình hoặc chai để bảo quản sử dụng lâu dài.

Trên đây là các bước để bạn ép dầu lạc thủ công tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo cách trên để có dầu lạc an toàn cho gia đình mình. Nếu bạn thấy phương pháp trên sẽ làm mất thời gian của bạn, thì bạn có thể lựa chọn giải pháp là mua máy ép dầu lạc gia đình để sử dụng tại nhà. Giải pháp này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa giúp bạn có ngay dầu lạc thơm ngon với số lượng lớn, và an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn.

 

Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà

Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà

  Cách làm dầu gấc

Dầu gấc là một loại thực phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Vậy dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc có khó không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cách làm dầu gấc

Dầu gấc có tác dụng gì?

Dầu gấc được tạo ra từ trái gấc (hay còn gọi là mộc miết). Đây là một loại quả được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam thừa nhận là loại quả sạch và an toàn nhất. Trái gấc có chứa hàm lượng beta caroten (tiền vitamin A) và alphatocopherol (tiền vitamin E) rất cao, đồng thời chứa nhiều loại axit béo thực vật không no như omega 6 và omega 3.

Dưới đây là những tác dụng nổi bật mà dầu gấc mang lại cho sức khỏe cũng như sắc đẹp:

Tăng cường chiều cao

Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, beta caroten là một loại tiền chất vitamin vô cùng cần thiết cho sự phát triển của xương. Lý do là bởi khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng thúc đẩy cơ thể tổng hợp protein, giúp tăng chiều cao hiệu quả.

Tăng sức đề kháng

Chất tiền vitamin A và tiền vitamin E trong dầu gấc có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh trong thời điểm giao mùa.

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, dầu gấc có khả năng vô hiệu hóa tới 75% tác nhân gây ung thư ví dụ như chất độc dioxin, thuốc trừ sâu... Bên cạnh đó, dầu gấc cũng giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư vú, ung thư tử cung...

"Thần dược" cho đôi mắt sáng khỏe

Nhắc tới dầu gấc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới công dụng giúp bổ mắt, sáng mắt. Nguyên nhân là vì, vitamin E, chất beta caroten và lycopen có trong dầu gấc có thể trung hòa các chất oxy hóa - thủ phạm gây nên các bệnh về mắt như cận thị, thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể... Bên cạnh đó, beta caroten còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường dinh dưỡng cho mắt, làm giảm các dấu hiệu mệt mỏi, đau, nhức mắt, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.

Dầu gấc

Tốt cho tim mạch

Dầu gấc cung cấp 15% axit béo omega 6, đây chính là một loại axit béo không bão hòa đa rất tốt cho tim mạch, có tác dụng tăng cường chuyển hóa phospholipid làm hạ mỡ máu, giảm béo, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

Phát triển và bảo vệ cơ quan sinh sản

Trong dầu gấc có chứa kẽm, vitamin E và lycopen. Đây đều là những thành phần có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản, giúp noãn và tinh trùng phát triển tốt, ngăn ngừa tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, lycopen còn giúp bảo vệ tinh trùng tránh khỏi những tổn thương do các tác nhân oxy hóa gây nên.

Giúp da trắng sáng, giảm thâm nám 

Nhờ hàm lượng lycopen vượt trội mà dầu gấc được xem là "thần dược" giúp chống lão hóa, giúp chị em có được làn da tươi tắn, trắng hồng rạng rỡ. Bên cạnh đó, chất alphatocopherol có trong dầu gấc còn có tác dụng làm giảm nồng độ IgE (tác nhân gây sạm da), trả lại cho bạn làn da hồng hào, sáng mịn.

Khi đã biết được những công dụng tuyệt vời của dầu gấc, chắc chắn bạn sẽ rất nóng lòng muốn biết cách nấu dầu gấc rồi đúng không nào? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để nắm được các bước làm dầu gấc chi tiết nhé.

Cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

Cách làm dầu đậu nành tại nhà bằng máy ép dầu

Chuyển bị nguyên liệu: Cần phơi khô, nhặt sạch sỏi đá, loại bỏ các hạt kẹ, hạt thối đen… Trước khi ép cần phải rang qua nguyên liệu (Mới có thể ép được ra dầu).

Chuẩn bị kiểm tra máy : Kiểm tra vệ sinh máy trước khi làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh dầu bị bẩn dẫn đến hỏng dầu khi bảo quản.

Mở nhiệt độ :Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để ép dầu đậu nành (160 – 180 độ C) khi đèn báo đỏ đủ nhiệt mới bắt đầu làm.


Điều chỉnh trục ép : Khi thực hiện ép dầu cần điều chỉnh chục ép sao cho bã ra đủ mỏng để ép kiệt dậu, tuy nhiên nếu ép chặt quá khe ra bã sẽ tắc dẫn đến kẹt, vì vậy cần quan sát để điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi điều chỉnh xong cần khóa lại.

Lọc dầu

Sau khi ép xong cần phải lọc để dầu trong và sạch cặn bã, nếu bạn không lọc để lâu thì cặn cũng lắng xuống, tuy nhiên cách này mất nhiều thời gian, và phải gạn nhiều lần.

Khi ép số lượng nhiều, làm dịch vụ ép dầu thuê thì máy lọc dầu khí nén là một giải pháp để công việc của bạn dễ dàng hơn.

Cách làm dầu hạt điều nhân đơn giản tại nhà

Dầu hạt điều là một loại dầu được làm từ hạt điều. Tuy hiện nay, chúng ít được sử dụng nhưng đây vẫn là một loại dầu ăn được công nhận chất lượng và tốt cho sức khỏe hơn các loại dầu ăn khác.


Thay thế dầu cá bằng dầu hạt điều

Cây điều được trồng ở nhiều nơi như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai,…tùy vào mỗi vùng mà chất lượng hạt khác nhau. Hạt điều nằm ở phía dưới quả của cây điều, phổ biến trên khắp thế giới nhưng giá thành lại hơi cao so với các loại hạt khác nhờ chất dinh dưỡng tuyệt vời trong hạt. 

Sau khi thu hoạch, hạt điều thô được rang/ sấy để dễ tách vỏ cứng, vỏ lụa bằng nhiều cách thức khác nhau. Thành phẩm sau này được gọi là hạt điều nhân trắng. Dầu thu được bằng cách nghiền hạt điều. Người ta thường dùng máy ép thủy lực, cơ khí,…để có thể dễ dàng ép hết dầu trong hạt. Loại dầu này có rất nhiều vitamin, protein, axit béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong thành phần của các loại mỹ phẩm cụ thể.

Khác với dầu hạt điều, dầu từ vỏ điều vô cùng gây haị và có thể làm hỏng da. Dầu từ vỏ thường chỉ dùng trong sản xuất sơn, phụ gia dầu phanh,…



Lợi ích sức khỏe của dầu hạt điều

Là loại dầu thực vật thơm ngon, chất lượng cao, có rất nhiều selen, kẽm, magiê, sắt và phốt pho. Ngoài ra, chúng là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất phytochemical, protein cũng như chất chống oxy hóa.

  1. Vitamin E dồi dào

Giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim cũng như sự phát triển của ung thư, tránh khô da, bảo vệ da và cũng có thể làm chậm các dấu hiệu và triệu chứng lão hóa da.

  1. Chống viêm

Nếu tiêu thụ dầu hạt điều thường xuyên, nó sẽ hữu ích trong việc giair quyết các vấn đề về da giống như các bệnh chàm, viêm khớp, viêm bên trong do nhiễm trùng,…

  1. Điều chỉnh mức Cholesterol

Làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL. Cholesterol. Các chất này thúc đẩy sự tích tụ mảng bám trong động mạch dẫn. Các động mạch như vậy ngăn cản lưu thông máu, dẫn đến vô số bệnh tim khác.

  1. Rối loạn mắt

Các vấn đề về thị lực, cũng như thoái hóa điểm vàng có thể được ngăn chặn, ngoài ra còn làm giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể khi sử dụng dầu thường xuyên.

  1. Ngăn ngừa ung thư

Dầu hạt điều bao gồm proanthocyanidins giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia cũng như lây lan. Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh rằng dầu hạt điều cực kỳ hữu ích trong việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Do sự tồn tại của đồng trong dầu này, nó sẽ giúp chống lại các gốc tự do của cơ thể. Ngoài ra, sự tồn tại của chất phytochemical cũng như chất chống oxy hóa giúp trái tim của bạn được bảo vệ chống lại bệnh ung thư cùng với nhiều bệnh tim khác.

  1. Tốt cho xương

Dầu hạt điều chứa nhiều magiê, đồng. Chúng là những chất cần thiết trong hoạt động của các enzym, làm linh hoạt cho các khớp ngoài xương và tránh canxi xâm nhập vào các tế bào thần kinh của cơ thể.

  1. Làm mịn da

Dầu hạt điều có thể loại bỏ lớp da chết và mang lại sự mềm mịn cho da. 

  1. Giữ cho tóc không bị bạc

Cách làm tinh dầu bơ nguyên chất đơn giản tại nhà

 
Tinh dầu bơ không những có nhiều tác dụng cho sức khỏe, nó còn giúp bạn làm đẹp làn da của mình mỗi ngày. Hãy cùng xem mẹo làm tinh dầu bơ ngay tại nhà đơn giản nhé!

CÁCH LÀM DẦU VỪNG (DẦU MÈ) NGUYÊN CHẤT

Mè (vừng) đen khi nhắc đến tên là mọi người đều biết đến loại thực phẩm dinh dưỡng này, một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Trong mè (vừng) đen có nhiều dưỡng chất, vitamin rất có lợi cho sức khỏe chúng ta và giúp chữa được nhiều bệnh. Dầu mè là thành phẩm của mè đen đã trải qua quá trình chế biến phức tạp với nhiều công đoạn. Và hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dầu mè (vừng) đen nguyên chất tại nhà nhé. Thật ra nó cũng không quá phức tạp lắm trong công đoạn chế biến. Chúng ta bắt đầu ngay thôi nào.

 

Hướng dẫn cách làm dầu mè nguyên chất 

 

Nguyên liệu và dụng cụ làm dầu mè

 

- Hạt mè (vừng) đen (nên chọn loại to, hạt đều và ít bị lép, mốc)

- Vải lọc

- Máy xay

- Chai thủy tinh

- Nồi hấp


- Nếu các bạn muốn đầu tư hơn để thu được nhiều dầu mè (vừng) đen thì có thể mua máy ép chuyên dụng.

Hướng dẫn thực hiện

 

Khi đã có đủ các nguyên liệu cần thiết, ta bắt tay vào công đoạn để chế làm dầu mè (vừng) như sau:

 

Bước 1: Hạt mè (vừng) đem phơi khô khoảng 2-3 nắng, trong quá trình phơi nắng và sàng lọc ta loại bỏ các hạt lép, mốc và bị hư hại.

 

Bước 2: Ta cho hạt vào máy xay để xay ra thành bột, sau đó cho số bột trên vào nồi hấp để tiến hành hấp cách thủy. Tiếp theo ta lấy số bột ra cho vào túi vải lọc.

 

Bước 3: Đưa các túi vải lọc vào máy ép hoặc có thể dùng tay ép (hiệu quả không cao và tốn công hơn) thật mạnh cho dầu chảy ra.

 

 

Bước 4: Công đoạn này muốn thu được nhiều dầu thì phải dùng lực khá nhiều nên tôi nghĩ tốt nhất các bạn vẫn nên mua máy ép để làm sẽ đỡ vất vả hơn là làm bằng tay.

 

Bước 5: Dầu chảy ra ta đưa chai thủy tinh vào hứng chính là thành phẩm dầu mè (vừng) đen mà ta mong đợi. 

 

Qua bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể các bạn cách làm dầu mè (vừng) đen tại nhà rồi đấy. Chúc các bạn thành công với sản phẩm mong muốn của mình.

 

Bảo quản dầu mè nguyên chất

 

 

Dầu mè tự làm tại nhà theo phương pháp thủ công không sử dụng bất kỳ hóa chất, chất bảo quản nào để giữ được lâu chính vì vậy cần phải biết cách bảo quản để tăng thời gian sử dụng hơn. 

 

Dầu mè trong quá trình làm cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch, thành phẩm tạo ra mới sạch, để được lâu không lo bị mốc, bị hỏng. Và với việc đảm bảo trong quá trình làm sạch thì bảo quản sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

 

Nên bảo quản dầu mè trong chai, lọ sạch, đậy kín nắp tránh để nắp hở dẫn tới mùi thơm và nguồn dinh dưỡng hao hụt đi trong quá trình sử dụng. 

 

Trong quá trình sử dụng, nên sử dụng thìa sạch để lấy tránh lẫn tạp chất dẫn đến dầu mè bị mốc và không nên đổ quá nhiều thừa rồi lại đổ lại. Mà nên đổ ra bát nhỏ với lượng ước chừng đủ dùng, sau đó đậy kín nắp lại. 

 

Nên bảo quản dầu mè nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, không nên việc dầu mè được chế biến nguyên chất với thời gian sử dụng được lâu mà bỏ bê quá trình bảo quản.